Mở lại hoạt động năm 2024 thì pháp lý về đường đi của hoá đơn ra vào có ổn không? – T.Lâm
29/01/2024
Ý Nghĩa Vòng Trường Sinh (Sinh Vượng Mộ Tuyệt) – Nâng Cao
18/04/2024

Sự Vượng Suy của Kỵ Thần. Trường hợp nào Kỵ Thần khắc, không thể khắc được Dụng Thần

Tất cả các hào trong quẻ khắc Dụng thần là Kỵ Thần.

Kỵ thần là nhân tốt bất lợi cho Dụng Thần. Vì thế Kỵ thần KÉM là tốt nhất. Chi tiết hơn là nên hưu tù, Không Vong, Phá, động hoá Không Vong, hoá Phá, hoá Tuyệt, hoá Thoái. Nếu Kỵ Thần vượng tướng, được Nhật, Nguyệt, hào động sinh trợ, lại phát động ở trong quẻ, thì là đại hung. Nếu trong quẻ có Nguyên Thần đồng thời phát động, hung tượng có thể được giải trừ. Tuy nhiên suy vượng của tự thân Dụng Thần là điều kiện đầu tiên, nếu Dụng Thần căn bản hưu tù đến cực điểm thì Nguyên thần có phát động cũng không hữu dụng.

Tóm tắt ý: Kỵ Thần kém là tốt. Kỵ thần vượng, khoẻ là xấu. Nếu Kỵ Thần + Nguyên Thần cùng động thì lại Tốt.

I. Các trường hợp Kỵ Thần có thể khắc Dụng thần:

– Kỵ thần được Nhật Thần, Nguyệt Kiến. Tức hào trùng đúng Nhật, Nguyệt.
VD: Nhật là Thìn, hào cũng là Thìn là Nhật Thần. Nguyệt là Tý, hào cũng là Tý là Nguyệt Kiến.

– Kỵ thần được Nhật hoặc Nguyệt hoặc Hào Động sinh, vượng cho.
VD: Nhật/Nguyệt là Thìn, hào là Mùi là Nhật/Nguyệt Vượng. VD hào là Thìn. Trong quẻ có hào khác là Tỵ Hoả hoặc Ngọ Hoả động thì hào Thìn cũng có lực khắc được Dụng thần

– Kỵ thần phát động quay đầu hoá sinh hoặc động hoá Tiến Thần.
VD: Kỵ thần là Dần Mộc động hoá Tý Thuỷ hoặc Hợi Thuỷ. Là động quay đầu hoá sinh. Kỵ thần vẫn là Dần Mộc, động hoá Mão Mộc là hoá Tiến Thần

– Kỵ thần gặp Trường Sinh, Đế Vượng tại Nhật Nguyệt.
VD: Nhật là Dần Mộc, hào là Tỵ Hoả sẽ trường sinh tại Nhật Dần Mộc. Nhật là Ngọ Hoả, hào là Tỵ Hoả sẽ đế vượng tại Nhật Ngọ Hoả. Nguyệt cũng tương tự

– Cừu Thần và Kỵ Thần đều động.
VD: Kỵ Thần là Huynh Đệ Thìn Thổ động. Cừu thần là Phụ Mẫu Ngọ Hoả hoặc Tỵ Hoả cũng động

– Kỵ thần vượng động gặp tuần không hoá tuần không (không vong động hoá không vong)
Sách Tăng San Bốc Dịch – Dạ Hạc Lão Nhân có đề cập phần này. Một số sách khác không đề cập. Trường hợp này xin được Mị nói tới ở phần Nâng Cao sau.

Các loại Kỵ Thần như trên đều khắc được Dụng Thần. Đều cho rằng rất dữ, xem việc gì gặp phải đều là đại hung.

II. Các trường hợp Kỵ Thần KHÔNG THỂ khắc Dụng thần:

– Kỵ Thần không được Nhật, Nguyệt sinh phù. Hay còn gọi là hưu tù. Lại là hào Tĩnh.
VD hào là Thìn Thổ, Nhật là Hợi, Nguyệt là Thân. Hào Thìn không được Nhật Nguyệt sinh trợ gì cả.

– Kỵ Thần bị Nhật Nguyệt khắc chế, không thể khắc Dụng thần
VD hào là Thìn Thổ, Nhật là Dần Mộc, Nguyệt là Mão Mộc. Hào Thìn bị cả Nhật Nguyệt khắc chế.

– Kỵ Thần hưu tù lầm không vong (tuần không) mà còn bị Nguyệt phá
VD hào là Dần Mộc, Nguyệt là Thân Kim. Thân phá Dần.
Mị bàn: Đây là kiến thức cơ bản mà các sách đều có khi. Không vong còn xét 5, 7 loại. Nguyệt phá cũng có trường hợp không phá. Nếu xét ý này cũng giải đúng được phần lớn số quẻ.

– Kỵ Thần hưu tù, động mà hoá thoái
VD hào là Mão Mộc, không được Nhật Nguyệt sinh. Động hoá sang Dần Mộc là động hoá Thoái

– Kỵ Thần hưu tù gặp Tuyệt địa.
Hầu hết các sách chỉ ghi là hưu tù mà gặp Tuyệt địa. Không ghi rõ là Tuyệt tại đâu. Tại Nhật hay Nguyệt hay hào Động. Bản thân Mị nghiệm lý nhiều thấy Tuyệt có đa nghĩa. Có thể là ẩn giấu, cũng có thể là hết hẳn. Ảnh hưởng Tuyệt từ Nhật/Nguyệt là ít. Mà ảnh hưởng từ hào động mới là nhiều và chủ yếu thiên về Ý nhiều hơn thiên về Lực. Cũng tuỳ từng trường hợp mà có xét ở Nhật/Nguyệt/hào Động về Lực cũng có. Khi gặp trường hợp cụ thể, Mị sẽ ghi ra.

– Kỵ Thần hưu tù, động hoá Tuyệt, hoá Khắc, hoá Phá, hoá Tán.
VD hào Mão Kim động hoá Thân Kim là hoá Tuyệt, quay đầu hoá Khắc.
Mị bàn: Nhưng nếu là Thìn/Tuất/Sửu/Mùi Thổ động hoá Tỵ Hoả là Tuyệt, nhưng lại quay đầu hoá Sinh. Vậy là có Tuyệt hay không? Cái này cũng tuỳ từng trường hợp mà xét có lực hay không.

– Kỵ Thần hưu tù nhập Mộ.
Các sách thường đề cập Tam Mộ là: Mộ tại Nhật, mộ tại hào động, động hoá Mộ. Tuy nhiên xét nhiều trường hợp, Mị phát hiện ra họ có sử dụng Mộ tại Nguyệt nữa. Khi soi xét nhiều trường hợp thì Mị nhận ra có Mộ tại Nguyệt. Có cả Mộ tại Thái Tuế nữa. Mộ tại Nguyệt và Thái Tuế chỉ xét tuỳ theo từng trường hợp

– Kỵ thần và Nguyên thần cùng động
Dụng thần là Dậu Kim. Kỵ thần là Ngọ Hoả động. Nếu Nguyên thần là Thìn Thổ cũng động thì hào Dậu Kim sẽ không bị khắc nữa.

Những trường hợp trên là Kỵ Thần vô lực, xem có chuyện gì cũng là biến hung thành cát.

Trên là bàn về trạng thái có lực, không có lực của Kỵ Thần. Nhưng Dụng thần cũng cần có khí, có lực. Nếu như Dụng Thần vô căn (không có gốc rễ) thì ví như cây xanh bên trên nhưng rễ đã bị thối hỏng. Thì dù Kỵ Thần có vô lực nhưng chưa chắc đã tốt. Vì đôi khi Dụng thần quá yếu, lại cần Kỵ Thần quá mạnh để Vật Cực Tất Phản. Tức từ Xấu thành Tốt.

*Vật Cực Tất Phản là gì thì vui lòng xem bài này:

Tất cả các hào trong quẻ khắc Dụng thần là Kỵ Thần.

Kỵ thần là nhân tốt bất lợi cho Dụng Thần. Vì thế Kỵ thần KÉM là tốt nhất. Chi tiết hơn là nên hưu tù, Không Vong, Phá, động hoá Không Vong, hoá Phá, hoá Tuyệt, hoá Thoái. Nếu Kỵ Thần vượng tướng, được Nhật, Nguyệt, hào động sinh trợ, lại phát động ở trong quẻ, thì là đại hung. Nếu trong quẻ có Nguyên Thần đồng thời phát động, hung tượng có thể được giải trừ. Tuy nhiên suy vượng của tự thân Dụng Thần là điều kiện đầu tiên, nếu Dụng Thần căn bản hưu tù đến cực điểm thì Nguyên thần có phát động cũng không hữu dụng.

Tóm tắt ý: Kỵ Thần kém là tốt. Kỵ thần vượng, khoẻ là xấu. Nếu Kỵ Thần + Nguyên Thần cùng động thì lại Tốt.

I. Các trường hợp Kỵ Thần có thể khắc Dụng thần:

– Kỵ thần được Nhật Thần, Nguyệt Kiến. Tức hào trùng đúng Nhật, Nguyệt.
VD: Nhật là Thìn, hào cũng là Thìn là Nhật Thần. Nguyệt là Tý, hào cũng là Tý là Nguyệt Kiến.

– Kỵ thần được Nhật hoặc Nguyệt hoặc Hào Động sinh, vượng cho.
VD: Nhật/Nguyệt là Thìn, hào là Mùi là Nhật/Nguyệt Vượng. VD hào là Thìn. Trong quẻ có hào khác là Tỵ Hoả hoặc Ngọ Hoả động thì hào Thìn cũng có lực khắc được Dụng thần

– Kỵ thần phát động quay đầu hoá sinh hoặc động hoá Tiến Thần.
VD: Kỵ thần là Dần Mộc động hoá Tý Thuỷ hoặc Hợi Thuỷ. Là động quay đầu hoá sinh. Kỵ thần vẫn là Dần Mộc, động hoá Mão Mộc là hoá Tiến Thần

– Kỵ thần gặp Trường Sinh, Đế Vượng tại Nhật Nguyệt.
VD: Nhật là Dần Mộc, hào là Tỵ Hoả sẽ trường sinh tại Nhật Dần Mộc. Nhật là Ngọ Hoả, hào là Tỵ Hoả sẽ đế vượng tại Nhật Ngọ Hoả. Nguyệt cũng tương tự

– Cừu Thần và Kỵ Thần đều động.
VD: Kỵ Thần là Huynh Đệ Thìn Thổ động. Cừu thần là Phụ Mẫu Ngọ Hoả hoặc Tỵ Hoả cũng động

– Kỵ thần vượng động gặp tuần không hoá tuần không (không vong động hoá không vong)
Sách Tăng San Bốc Dịch – Dạ Hạc Lão Nhân có đề cập phần này. Một số sách khác không đề cập. Trường hợp này xin được Mị nói tới ở phần Nâng Cao sau.

Các loại Kỵ Thần như trên đều khắc được Dụng Thần. Đều cho rằng rất dữ, xem việc gì gặp phải đều là đại hung.

II. Các trường hợp Kỵ Thần KHÔNG THỂ khắc Dụng thần:

– Kỵ Thần không được Nhật, Nguyệt sinh phù. Hay còn gọi là hưu tù. Lại là hào Tĩnh.
VD hào là Thìn Thổ, Nhật là Hợi, Nguyệt là Thân. Hào Thìn không được Nhật Nguyệt sinh trợ gì cả.

– Kỵ Thần bị Nhật Nguyệt khắc chế, không thể khắc Dụng thần
VD hào là Thìn Thổ, Nhật là Dần Mộc, Nguyệt là Mão Mộc. Hào Thìn bị cả Nhật Nguyệt khắc chế.

– Kỵ Thần hưu tù lầm không vong (tuần không) mà còn bị Nguyệt phá
VD hào là Dần Mộc, Nguyệt là Thân Kim. Thân phá Dần.
Mị bàn: Đây là kiến thức cơ bản mà các sách đều có khi. Không vong còn xét 5, 7 loại. Nguyệt phá cũng có trường hợp không phá. Nếu xét ý này cũng giải đúng được phần lớn số quẻ.

– Kỵ Thần hưu tù, động mà hoá thoái
VD hào là Mão Mộc, không được Nhật Nguyệt sinh. Động hoá sang Dần Mộc là động hoá Thoái

– Kỵ Thần hưu tù gặp Tuyệt địa.
Hầu hết các sách chỉ ghi là hưu tù mà gặp Tuyệt địa. Không ghi rõ là Tuyệt tại đâu. Tại Nhật hay Nguyệt hay hào Động. Bản thân Mị nghiệm lý nhiều thấy Tuyệt có đa nghĩa. Có thể là ẩn giấu, cũng có thể là hết hẳn. Ảnh hưởng Tuyệt từ Nhật/Nguyệt là ít. Mà ảnh hưởng từ hào động mới là nhiều và chủ yếu thiên về Ý nhiều hơn thiên về Lực. Cũng tuỳ từng trường hợp mà có xét ở Nhật/Nguyệt/hào Động về Lực cũng có. Khi gặp trường hợp cụ thể, Mị sẽ ghi ra.

– Kỵ Thần hưu tù, động hoá Tuyệt, hoá Khắc, hoá Phá, hoá Tán.
VD hào Mão Kim động hoá Thân Kim là hoá Tuyệt, quay đầu hoá Khắc.
Mị bàn: Nhưng nếu là Thìn/Tuất/Sửu/Mùi Thổ động hoá Tỵ Hoả là Tuyệt, nhưng lại quay đầu hoá Sinh. Vậy là có Tuyệt hay không? Cái này cũng tuỳ từng trường hợp mà xét có lực hay không.

– Kỵ Thần hưu tù nhập Mộ.
Các sách thường đề cập Tam Mộ là: Mộ tại Nhật, mộ tại hào động, động hoá Mộ. Tuy nhiên xét nhiều trường hợp, Mị phát hiện ra họ có sử dụng Mộ tại Nguyệt nữa. Khi soi xét nhiều trường hợp thì Mị nhận ra có Mộ tại Nguyệt. Có cả Mộ tại Thái Tuế nữa. Mộ tại Nguyệt và Thái Tuế chỉ xét tuỳ theo từng trường hợp

– Kỵ thần và Nguyên thần cùng động
Dụng thần là Dậu Kim. Kỵ thần là Ngọ Hoả động. Nếu Nguyên thần là Thìn Thổ cũng động thì hào Dậu Kim sẽ không bị khắc nữa.

Những trường hợp trên là Kỵ Thần vô lực, xem có chuyện gì cũng là biến hung thành cát.

Trên là bàn về trạng thái có lực, không có lực của Kỵ Thần. Nhưng Dụng thần cũng cần có khí, có lực. Nếu như Dụng Thần vô căn (không có gốc rễ) thì ví như cây xanh bên trên nhưng rễ đã bị thối hỏng. Thì dù Kỵ Thần có vô lực nhưng chưa chắc đã tốt. Vì đôi khi Dụng thần quá yếu, lại cần Kỵ Thần quá mạnh để Vật Cực Tất Phản. Tức từ Xấu thành Tốt.

*Vật Cực Tất Phản là gì thì vui lòng xem bài này:

Danh Mục Bài Viết

Kiến Thức

Sự Vượng Suy của Kỵ Thần. Trường hợp nào Kỵ Thần khắc, không thể khắc được Dụng Thần

Dành cho học viên

Chủ Đề

Người dự đoán

Dạ Hạc Lão Nhân

Giản Bình Nhiên

Trường phái khác

Dịch Lý

Mai Hoa

Dịch vụ

Xem quẻ riêng tư

Khoá học cơ bản

Khoá học nâng cao

Giới thiệu

Về tôi

Cộng tác